“Chuyện công chứng” với văn phòng dịch thuật

Sau khi UBND TPHCM quyết định giao con dấu cho Phòng Tư pháp 24 quận, huyện chứng thực các bản sao song ngữ, những tưởng từ nay người dân sẽ “khỏe”. Thế nhưng, một số vấn đề mới phát sinh lại hành dân nhiều hơn. Người dân phải “tự bơi”… Anh Nguyễn Văn Hùng, một doanh nghiệp ở quận Tân Bình đi chứng thực bộ hồ sơ về thuế, trong đó có cả những giấy tờ tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhân viên phường tiếp nhận hồ sơ thấy giấy mã số thuế “có yếu tố tiếng nước ngoài” nên chỉ anh Hùng lên quận chứng thực. Tại quận, nhân viên yêu cầu anh phải có bản dịch và chữ ký của người dịch. Anh phải chạy đi tìm người dịch, lấy chữ ký và xong việc mới quay lại quận chứng thực chữ ký người dịch. Tiếp theo đó, anh lại quay về phường chứng các loại giấy tờ “thuần Việt”. Anh Hùng than phiền: “Một bộ hồ sơ dịch thuật có phải ít giấy tờ đâu, vậy mà tôi phải chạy tới chạy lui, mất nhiều công sức và thời gian quá!”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Oanh ngụ tại quận 1, TPHCM đi chứng giấy gọi du học cho con với nội dung toàn bằng tiếng Anh. Lên quận nhân viên không chứng vì chưa có bản dịch, thế là chị phải tự đi tìm người dịch và thỏa thuận giá cả dịch thuật. Chị cho biết do cần gấp giấy tờ để kịp cho con nhập học ở nước ngoài nên phải dịch hồ sơ với giá hơn 800.000 đồng, thay vì trước đây ở Phòng Công chứng (PCC) chỉ tốn khoảng 200.000 đồng. Trước khi Luật Công chứng có hiệu lực, theo quy định của UBND TPHCM, các loại giấy tờ như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, bằng cấp… lệ phí dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt chỉ tốn khoảng 30.000 đồng/trang. Còn hiện nay, cùng loại giấy tờ đó, các văn phòng dịch thuật chứng thực tư pháp, văn phòng luật sư có nhận dịch thuật… đều tự nâng giá lên 60.000 đồng/trang. Riêng những loại ngoại ngữ ít người dịch và các văn bản phức tạp như bản án, quyết định của tòa, cơ quan hành chính, các văn bản thỏa thuận, hợp đồng… thì giá dịch thuật cao hơn nhiều, trên 100.000 đồng/trang. Thậm chí một số nơi thu đến 200.000-500.000 đồng/trang. Ngoài phí dịch thuật tăng cao, mức lệ phí chứng bản dịch do các quận, huyện thu cũng tăng gấp đôi so với trước đây. Cụ thể, lệ phí chứng thực chữ ký cá nhân tại các quận, huyện cũng đã tăng lên 10.000 đồng/hồ sơ. Đội ngũ dịch thuật đang bị “thả nổi”! Mặc dù Sở Tư pháp TP đã chuyển danh sách 76 người dịch thuật là cộng tác viên của các PCC về niêm yết tại các quận, huyện nhằm tạo điều kiện cho người dân trực tiếp liên hệ khi cần dịch thuật, nhưng do đội ngũ dịch thuật của TP quá “mỏng” không đáp ứng nhu cầu dịch thuật, nên người dân phải ra ngoài tìm người dịch đang làm việc tại các văn phòng dịch thuật công chứng, văn phòng luật sư và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Ông Hoàng Xuân Hoan, Trưởng phòng Công chứng số 2 cho biết: “Trước đây, khi các PCC còn công chứng các bản sao song ngữ thì cách làm thuận lợi hơn. Người dân đến chứng bản dịch được cán bộ PCC trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho các cộng tác viên dịch thuật, sau đó trả lại cho người dân…”. Trong khi người dân phải tự tìm người dịch và bị “hét” giá cao thì quy định mới của UBND TPHCM giao thẩm quyền chứng bản dịch cho các quận, huyện lại không đề cập đến việc các quận, huyện có được phép tổ chức đội ngũ cộng tác viên dịch thuật hay không nên mỗi nơi sử dụng người dịch thuật một khác. Tại các khu vực trung tâm thương mại, kinh tế như các quận 1, 3, 5, 10… luôn ở trong tình trạng thiếu người dịch. Đặc biệt là khi gặp các thứ tiếng ít người biết như Ảrập, Thái Lan, Campuchia… thì quận, huyện đành bó tay! Vì vậy, nếu cần gấp thì người dân phải đến lãnh sự quán các nước hoặc tìm đến các văn phòng dịch thuật bên ngoài để nhờ người dịch. Trái lại, tại các quận ven và huyện ngoại thành rất ít người dân cần đến dịch thuật. Bà Nguyễn Thị Lân, Phó phòng Tư pháp quận Tân Phú cho biết: “Do người dân ở đây ít có nhu cầu sử dụng giấy tờ song ngữ nên quận không cần nhiều người dịch. Hiện Phòng Tư pháp quận chỉ thuê cộng tác viên dịch thuật theo giờ…”. Đến nay, mặc dù Luật Công chứng có hiệu lực hơn 2 tháng song các quận, huyện vẫn chưa xây dựng được đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp và người dân vẫn phải tự đi tìm người dịch, trả phí theo giá thỏa thuận. Từ đây, nảy sinh “thị trường dịch thuật” hoạt động bát nháo với mức thu lệ phí cao gấp ba, bốn lần giá quy định của nhà nước, còn nội dung bản dịch thì không lấy gì bảo đảm. Trong xu thế hội nhập thế giới, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, có rất nhiều loại giấy tờ như bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép kinh doanh, giấy gọi du học, visa… đều mang hai thứ tiếng. Vì thế công tác dịch thuật ngày càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, đến nay các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Công chứng vẫn chưa ban hành nên nhiều nội dung thực thi luật vẫn còn… trên giấy! Để khắc phục tình trạng này, theo ông Trần Thanh Minh, Phó Phòng Tư pháp quận Tân Bình: “Bộ Tư pháp cần sớm ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện Luật Công chứng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, UBND TPHCM cũng sớm chỉ đạo các quận, huyện nhanh chóng xây dựng đội ngũ dịch thuật, đồng thời ban hành quy định mức thu phí dịch thuật và lệ phí chứng thực chữ ký người dịch để tránh tình trạng thả nổi giá cả như hiện nay…”. VĂN PHÒNG DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ INTERPROTRANS CO., LTD VP Giao Dịch: Tầng trệt, Tòa Nhà Ngân Hàng MB, 2A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Q1, HCM. (Đối diện với Thảo cầm Viên) * Hotlines: 01998 22 55 88 01998 22 55 99 * Phone: (+84) (8) 39111959 hoặc (+84) (8) 22197135 http://www.interprotrans.net/ http://dichthuatnhanh.vn/
“Chuyện công chứng” với văn phòng dịch thuật “Chuyện công chứng” với văn phòng dịch thuật Reviewed by DỊCH THUẬT INTERPROTRANS on 18:10 Rating: 5
CÔNG TY TNHH PHIÊN DỊCH CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ Địa chỉ: 2A/3 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đakao, Q. 1, HCM Điện thoại: (08)22.197.135 & (08)39.111.959 Skype: lam.interprotrans Website: www.dichthuatnhanh.vn Email: info@dichthuatnhanh.vn https://www.facebook.com/interprotrans.net
Được tạo bởi Blogger.