Với những ý kiến đa chiều về sự cố dịch thuật của nhà báo/MC
Lại Văn Sâm, VietNamNet trích đăng ý kiến của một độc giả giấu tên, nhưng là một người có thâm niên và những kinh nghiệm
dày dặn trong công tác dịch
thuật. Ông chia sẻ với VietNamNet và nhà báo/MC Lại Văn Sâm khá chi tiết,
đặc biệt về khía cạnh của “kỹ năng xử lý tình huống” trong nghề.
Không hiểu trong kịch bản có phải đã thống nhất là nhà báo Lại
Văn Sâm sẽ kiêm phiên
dịch không? Nếu đúng như vậy thì … miễn bàn.
Tuy nhiên, nếu ở đây BTC đã chuẩn bị Phiên dịch, nhưng người
đó chưa kịp (hoặc không thể) dịch … mà anh Lại Văn Sâm đã “cướp đài phát thanh”
để “lấp khoảng trống” thì cũng là điều dễ thông cảm, và đáng khen ngợi. Vì lúc
đó anh đang “đội hai chiếc mũ”: MC của Lễ bế mạc và Phiên dịch viên bất đắc dĩ
– trong khi đó vai trò chính của anh vẫn là một MC.
Trong đào tạo phiên dịch, có một kỹ năng xử lý tình huống gọi
là “Improvisation”, nghĩa là “ứng khẩu”. Một phiên dịch bất đắc dĩ như anh Sâm
đã “thuộc bài”. Vì truớc các vị khách nước ngoài được giả định là không hiểu tiếng
Việt, thì một sự ’lấp liếm’, lấp chỗ trống kiểu như thế này (mặc dù là điều tối
kị) sẽ không tồi tệ bằng việc chờ đợi một “sự im lặng đáng xấu hổ” trước con mắt
và đôi tai của quan khách.
Có vẻ như anh ấy hơi bị bất ngờ, không chủ động để nghe và dịch,
tức là không có sự chuẩn bị, và chỉ định ứng khẩu vài câu với tư cách MC là
chính. Không ngờ Ngô Ngạn Tổ lại nói dài quá, nên cuối cùng anh ấy cầu cứu “Ly
ơi …” là điều dễ hiểu và ..nên làm.
Khoan hãy bàn về trình độ tiếng Anh và kỹ năng dịch của anh
Lại Văn Sâm. Một phiên dịch chuyên nghiệp, nếu không có sự chuẩn bị trước (về vị
trí, sổ tay, bút, micro… và tất nhiên cả sự tập trung tối đa) mà bị đột ngột
yêu cầu dịch thì cũng “bâng khuâng” khi gặp phải một diễn giả nói nhanh và súc
tích như anh chàng Ngô Ngạn Tổ này.
Kể ra nếu nghe tập trung để dịch thì đoạn này cũng không khó
lắm, nhưng những ai đã từng ngồi trên ’ghế nóng’ thì sẽ thông cảm rằng chỉ cần
phân tâm một chút thôi là sẽ dịch “I am
impressed with your leader Ho Chi Minh” thành “thành phố Hồ Chí Minh của các bạn
rất sôi động” ngay.Đành rằng nghề phiên dịch không phải là ’độc quyền’ của dân
chuyên ngữ, nhiều người không tốt nghiệp chuyên ngành về ngoại ngữ (và dịch thuật)
nhưng cũng dịch rất giỏi. Nhưng xét cho
cùng thì anh Lại Văn Sâm có được đào tạo bài bản để làm phiên dịch tiếng Anh
đâu mà chúng ta kỳ vọng anh ấy sẽ dịch tốt được? Nếu anh ấy dịch hoàn hảo thì hẳn
là các phiên dịch viên và sinh viên sẽ rất lo ngại về tương lai của nghề này.
Cũng phải nói thêm rằng giỏi ngoại ngữ mới chỉ là ’điều kiện
cần nhưng chưa đủ để trở thành phiên dịch viên tốt. Để làm phiên dịch cần ’can
đảm’ và ’tự tin’, nhưng cũng không nên ’liều mạng’. Và có vẻ ai đó đã có lý khi
nói rằng “anh Sâm chỉ là cái ’bia đỡ đạn’ cho BTC kém cỏi’
Sưu tầm bởi văn
phòng dịch thuật Interprotrans
NHÀ BÁO LẠI VĂN SÂM, NHÌN TỪ GÓC CHUYÊN GIA DỊCH THUẬT
Reviewed by
DỊCH THUẬT INTERPROTRANS
on
20:38
Rating: